tin tức

5 tác hại khủng khiếp của việc thức khuya

Trước guồng quay của cuộc sống hiện đại con người bị cuốn theo như một điều tất nhiên, chính vì vậy thức khuya hiện nay đang ngày càng phổ biến, thậm chí nhiều người chọn khoảng thời gian ban đêm để hoàn thành công việc hoặc học tập. Nhiều người nghĩ rằng thời điểm ban đêm yên tĩnh dễ tập trung cho công việc mà quên mất rằng thức khuya ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Dưới đây là 5 tác hại khủng khiếp của việc thức khuya.

1. Thức khuya làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có gắn bó trực tiếp với đồng hồ sinh học cũng như chu kỳ của cơ thể vì vậy khi đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Thời gian nghỉ ngơi của cơ thể bị đảo lộn sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, không có thời gian để thải độc cũng như tái tạo, không thể bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy sau mỗi lần thức khuya làm việc, sang ngày hôm sau chúng ta luôn có cảm giác mệt mỏi, không có tinh thần làm việc. Thức khuya cũng khiến chúng ta ngủ không đủ giấc, dễ gây ra và làm trầm trọng hơn tình trạng stress của cơ thể.

2. Thức khuya gây hại cho não bộ và trí nhớ

Khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ tiến hành thanh lọc và thực hiện quá trình ghi nhớ, chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Thức khuya sẽ khiến quá trình này diễn ra không ổn định đồng thời làm suy giảm lượng chất trắng trong não. Chất trắng trong não vốn mang trong mình trách nhiệm truyền tải tín hiệu, giúp cho các vùng não bộ phối hợp nhịp nhàng với nhau. Viết suy giảm chất trắng trong não sẽ hạn chế khả năng kết nối giữa các tế bào não với nhau cũng như giữa não và các bộ phận khác của cơ thể.

Nhiều người thức khuya còn sử dụng các chất kích thích không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn gây hại trực tiếp cho não bộ và sức khỏe.

3. Thức khuya gây hại đến tim mạch

Thức khuya được xác nhận là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, theo nghiên cứu cứ mỗi một giờ ngủ muộn sẽ tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xem thêm:

Mách bạn 5 mẹo để có một giấc ngủ ngon

Bí quyết chống lão hóa

Ngoài ra thức khuya còn làm rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường hoặc các hội chứng chuyển hóa khác như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu và khiến các bệnh này có xu hướng nặng và khó kiểm soát hơn nếu tiếp tục thức khuya. Mà một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường chính là các bệnh về tim mạch.

4. Thức khuya sẽ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì

Bình thường lượng đường máu trong cơ thể chúng ta sẽ được giảm khi chúng ta ngủ để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể chính vì vậy thức khuya khiến cơ thể phải liên tục duy trì năng lượng gây ra cảm giác thèm ăn. Đáng nói hơn đó là thời gian này chúng ta thường có xu hướng sử dụng các loại thức ăn không lành mạnh, nhiều đường, nhiều tinh bột vì vậy dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Không chỉ vậy, những người thức khuya thường ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn nhiều hơn và các bữa ăn còn lại khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn dễ gây nên đau dạ dày và rối loạn dinh dưỡng.

5. Thức khuya gây ra rối loạn giấc ngủ

Thức khuya sẽ khiến chúng ta ngủ không đủ giấc, nhiều người thường chọn ngủ bù vào buổi trưa vì buổi tối hôm trước chưa ngủ đủ, điều này là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mất ngủ và buổi tối tiếp theo khiến tình trạng này lặp đi lặp đi lặp lại. Ngoài ra, khoảng thời gian từ 9 – 10 giờ tối vốn là thời gian để cơ thể sản sinh ra hormone để điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo. Tuy nhiên vào thời điểm này chưa phải là thời điểm nghỉ ngơi đối với những người thức khuya vì vậy cơ thể không thể tập trung làm việc, gây ra gián đoạn trong quá trình sản xuất melatonin khiến bạn khó ngủ và ngủ không sâu.

5 tác hại của việc thức khuya chắc hẳn đã nhắc nhở bạn cần đi ngủ đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới với sức khỏe tốt hơn. Nếu không thể ngủ được do đã quen thức khuya hãy thử sử dụng một cốc nhân sâm để có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về các cách sử dụng cao hồng sâm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

                                                                                                         Nguồn: congtyhongsam.com

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button