Giáo dụcSức khỏe

Bệnh học đường và những điều cần biết

Bệnh học đường  được hiểu là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan tới điều kiện vệ sinh, ánh sáng, chuẩn mực phòng học, bàn ghế của học sinh ngồi học. Bệnh học đường chủ yếu là các bệnh như: cận thị, cong vẹo cột sống, rối loạn tâm lý…Hiện nay số lượng học sinh mắc bệnh học đường ngày càng tăng và đang là điều cần báo động.

Nguyên nhân gây bệnh học đường là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình học tập gây nên bệnh học đường cho học sinh.

+ Môi trường học tập ở trường và ở nhà chưa được đảm bảo yêu cầu như vệ sinh, góc học tập, phòng học thiếu ánh sáng, bàn ghế học không đúng tiêu chuẩn.

+ Tư thế ngồi học của học sinh không đúng, đầu cúi cần vở, để lệch vở khi viết, ngồi học tì lên bàn…Do bàn học quá cao hoặc quá thấp với chiều cao của học sinh. Bàn học bị hư hỏng, cong vẹo…

+ Thời gian ngồi học kéo dài làm cho mắt bị mỏi, đọc sách thiếu ánh sáng, chơi điện tử, xem tivi nhiều giờ liền.

+ Áp lực thi cử, điểm số, kiểm tra, bài vở ở trường, ở lớp…

Bệnh học đường nếu không phát hiện kịp thời, để lâu sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho học sinh. Thậm chí sẽ kéo dài cho tới khi trưởng thành và trở thành tật.

Bệnh học đường và những điều cần biết

Một số giải pháp phòng tránh bệnh học đường hiện nay

Bệnh học đường và những điều cần biết

+ Bố trí đủ ánh sáng: một góc học tập có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo cùng với cường độ chiếu sáng trong khoảng từ 300 – 5000 Lux sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn, tránh các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị…

+ Sử dụng các loại sách vở được in ấn rõ nét, cỡ chữ tiêu chuẩn, in trên giấy tốt và sáng, rèn luyện tư thế ngồi viết đúng cách.

+ Lập thời gian biểu kế hoạch học tập vui chơi rõ ràng để có thời gian thư giãn, thoải mái.

+ Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để cung cấp năng lượng phù hợp trong quá trình học tập

+ Ngồi học đúng tư thế: rèn luyện cho trẻ ngồi học ngay ngắn, lưng cổ thẳng, nhìn ra phía trước giúp tránh mệt mỏi và cong vẹo cột sống, khoảng cách tốt nhất cho mắt và vở từ 30 đến 40cm, nếu phải học trên máy tính thì khoảng cách là 60cm.

+ Sử dụng bàn ghế phù hợp với chiều cao cơ thể của học sinh, kích thước phù hợp từ ghế đến bàn để học sinh không khó chịu khi ngồi học.

Để giúp phòng tránh và giảm thiểu bệnh học đường, thầy cô và phụ huynh có thể tham khảo một số mẫu bàn học tiêu chuẩn cũng như bàn ăn thông minh sử dụng trong nhà trường tại Nội Thất Nhập Khẩu IRIS.

Xem thêm 

>> Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn

>> Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button