BHYT bắt buộc có được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế thu nhập cá nhân luôn là đề tài được nhiều doanh nghiệp và người lao động đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những vấn đề như cách đăng ký mã số thuế tncn, các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản miễn thuế… khoản bảo hiểm y tế bắt buộc có được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không cũng chính là vướng mắc được nhiều doanh nghiệp và người lao động đặc biệt quan tâm hiện nay.
Theo hướng dẫn tại Tiết đ.2, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã quy định cụ thể như sau: trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người lao động.
Bên cạnh đó, tại văn bản trả lời độc giả của Cục Thuế TP Hà Nội cũng nêu rõ, nếu trong trường hợp người lao động mắc bệnh hiểm nghèo được người sử dụng lao động hỗ trợ tài chính cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo thì khoản hỗ trợ tài chính đó không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nhưng phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm g.1, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 5/8/2013.
Theo đó, điều kiện để việc hỗ trợ tài chính của người sử dụng lao động không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, bao gồm: khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân người lao động.
Mức hỗ trợ là số tiền chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi trả bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo).
Xuất lùi hóa đơn điện tử- Những điều đã và chưa biết
Thủ tục hủy hóa đơn điện tử đã phát hành doanh nghiệp cần biết
Như vậy, tổng kết lại bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người sử dụng lao động và người lao động. Bởi đây không chỉ liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên đối với nhà nước mà còn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động. Do đó, để đảm bảo cân bằng giữa các nghĩa vụ và quyền lợi đòi hỏi người lao động, người sử dụng lao động phải nắm rõ các quy định về thuế thu nhập cá nhân, các quy định liên quan để thực hiện một cách tốt nhất.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được các quy định về BHYT bắt buộc có được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không, cùng với đó là các điều kiện để được giảm trừ theo đúng quy định pháp luật hiện hành hiện nay. Chúc các doanh nghiệp, người lao động có thể vận dụng vào thực tế công việc hiện nay của mình.