Chớ chủ quan khi trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết
Các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày cao điểm của dịch sốt xuất huyết diện rộng. Để bảo vệ con trẻ, các mẹ chớ chủ quan phải ứng phó kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý.
Sốt xuất huyết là bệnh sốt cao có xuất huyết do virus gây ra, được truyền qua muỗi nhất là muỗi vằn. Dịch sốt xuất huyết khởi điểm và tăng mạnh vào các tháng mùa mưa trong năm, vì thế đến thời gian này các mẹ hãy chú ý đến con trẻ hơn.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh
Sốt xuất huyết biến chứng rất đa dạng, để nhận biết được bệnh rất khó do có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Bệnh nhi thường sẽ sốt cao đột ngột từ 2 đến 7 ngày kèm theo đó là đau nhức cơ khớp, đau đầu, đỏ phừng mặt. Ngoài ra nhiều trường hợp kèm theo đau họng, chảy máu cam, buồn nôn và nôn nhiều.
Trên thực tế có nhiều trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể điều trị, thăm khám tại nhà. Tuy nhiên nếu thấy có dấu hiệu trên các bà mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu của bệnh tới con trẻ.
Do đó, nếu phát hiện trẻ bị muỗi cắn gây sốt cần đưa trẻ nhập viện sớm để thăm khám đúng bệnh và có phương án điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ thế nào là đúng
Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ gây tử vong. Ở gia đình, nếu các mẹ phát hiện trẻ nhỏ có những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết kể trên các mẹ nên chăm trẻ theo hướng dẫn sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, dạng lỏng như cháo, súp, sữa… đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ sốt cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Không được tự ý uống nhiều hơn dẫn đến tổn thương gan và tuyệt đối chỉ lau mát cho trẻ không được cạo gió hạ sốt.
- Chỉ nên sử dụng thuốc có thành phần paracetamol để hạ sốt, nghiêm cấm các loại thuốc hạ sốt dùng Aspirin sẽ làm cho tình trạng chảy máu người bệnh nặng hơn, dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Cho người bệnh mặc quần áo mát, mỏng nằm nơi thoáng mát và siêng lau người giúp giảm thân nhiệt cho bệnh nhi.
- Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt các loại nước bổ sung vitamin như nước chanh, nước cam,…
- Không tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh cho trẻ dẫn đến phù nề, suy hô hấp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn ổn định.
>> Xem thêm: Các bệnh nguy hiểm với con trẻ khi trời vào hè
Phòng ngừa sốt xuất huyết tại nhà
Bên cạnh việc trang bị những kiến thức căn bản để chăm sóc trẻ đúng cách mùa sốt xuất huyết, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay tại nhà. Bởi dù sao phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh mà.
- Dọn vệ sinh quanh khu vực nhà ở tránh để những khu có nước đọng nhiều làm chỗ trú cho muỗi.
- Đạy kín các vật dụng chứa nước như lu, vại để ngăn chặn muỗi sinh sản và phát triển mạnh. Ngoài ra có thể thả cá vàng hay các loại cá ăn loăng quăng vào binfg nước, lu vại để không cho muỗi đẻ trứng, ngăn chặn sự phát triển.
- Không cho trẻ chơi gần ao hồ, sông ngòi nước đọng, những nơi tối tăm, ẩm thấp tránh cho trẻ nhỏ bị muỗi đốt khi chơi đùa.
- Tuyệt đối phải mắc màn khi ngủ cả ngày lần đêm tránh việc bị muỗi đốt truyền virus.
- Sử dụng các biện pháp diệt muỗi quanh không gian ở như bình xịt muỗi, thắp hương muỗi,…
So với cùng kỳ mọi năm, tình trạng sốt xuất huyết đang diễn biến rất nghiêm trọng, bùng phát nhanh và lan rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Thậm chí thành phố Hà Nội đã ra quyết định chi thêm 9 tỷ đồng để thực hiện phòng chống sốt xuất huyết trên toàn thành phố.
Qua đó, có thể thấy dịch sốt xuất huyết là rất nguy hiểm, các mẹ phải thường xuyên chú ý đến trẻ nhỏ, phát hiện kịp thời và điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ cũng như người thân trong gia đình.