Giải pháp nào cho mẹ khi bé chậm tăng cân
Bé nhà bạn có gặp tình trạng ăn nhiều nhưng bé vẫn chậm lớn? Đừng chủ quan nhé, tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con vô tình khiến trẻ bị suy dinh dưỡng đó.
Làm cha mẹ việc nhìn thấy con phát triển khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất với họ. Do đó việc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân luôn là trăn trở lớn nhất của mỗi ông bố bà mẹ.
Vậy làm thế nào để khắc phục chứng chậm tăng cân của trẻ? Bài viết sau sẽ đưa ra vài lưu ý cần thiết để các bậc cha mẹ chăm con tốt hơn, giúp bé phát triển đồng bộ.
Dấu hiệu chứng chậm tăng cân
Các bậc phụ huynh sẽ nhận biết rõ ràng con trẻ có bị chậm tăng cân hay không là nhìn vào chỉ số cân nặng của trẻ qua mỗi tháng.
Bố mẹ cần lưu ý rằng trẻ tăng cân đều đặn có nghĩa trẻ đang phát triển rất tốt về thể chất ngược lại nếu trẻ chậm tăng cân tức là trẻ đang gặp vấn đề nào đó.
Theo nghiên cứu chỉ ra, trong 3 tháng đầu, cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình từ 140 gram đến 210 gram. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ sẽ tăng khoảng 130 gram. Sau đó trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi , tốc độ tăng cân của trẻ sẽ giảm dần từ 70 đến 100 gram.
Ngoài ra các bậc cha mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái từ độ tuổi 0-5 tuổi được WHO đưa ra năm 2017 để theo dõi sự phát triển của con. Những bé phát triển chậm thường sẽ không đáp ứng được con số cân nặng này.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân tuy nhiên trong bài viết, chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân chính sau đây:
- Giun “tấn công” đường ruôt
Giun sẽ sống ký sinh trong đường ruột của bé, hút hết chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến bé cho dù ăn nhiều nhưng vẫn không đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Bữa ăn không đủ chất
Bữa ăn của trẻ nhỏ không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết khiến trẻ chậm phát triển. Hoặc có thể do trẻ ăn quá nhiều chất xơ mà quên đi việc bổ sung chất đạm, chất béo hoặc ngược lại.
- Cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm
Việc cho bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến bé bị khó tiêu dẫn đến lười ăn. Ngoài ra ăn nhiều chất đạm dễ khiến bé bị táo bón, làm trẻ không hấp thu được thức ăn.
- Hệ tiêu hóa kém
Có thể do quá trình sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do bẩm sinh mà trẻ nhà bạn thiếu một số khuẩn tiêu hóa có lợi. Do đó chỉ một số thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Trẻ ăn không đúng cách
Nguyên nhân có thể đến cho chính cách mà bố mẹ cho trẻ ăn. Trẻ ăn thất thường, không theo bữa, ăn quá nhiều một lần ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn không đảm nhận tốt vai trò của nó.
Giải pháp nào cho mẹ
Để khắc phục tình trạng chậm lớn ở trẻ, các mẹ hãy áp dụng một số bí quyết giúp trẻ hay ăn chóng lớn với thực đơn ăn dặm khoa học:
- Tẩy giun cho bé theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Khẩu phần ăn của bé đa dạng, đủ chất và khoáng chất.
- Bổ sung vào thực đơn của bé những món cháo dinh dưỡng để trẻ dễ ăn hơn và cũng tốt cho tiêu hóa.
- Không lạm dụng thức ăn nhiều đạm.
- Nên cho bé uống nước táo hoặc các loại nước ép tốt cho tiêu hóa để kích thích ăn ngon và tăng khả năng chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể của bé.
- Bổ sung thêm dầu olive dầu ăn vào thực đơn của bé. Bởi nhóm chất béo giúp trẻ tăng cường sự phát triển về cân nặng, tăng khả năng hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu ăn.
Chậm tăng cân trong thời gian dài không chỉ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất so với bạn cùng trang lứa mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột.
Vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý đến bữa ăn của con hơn để trẻ không mắc phải tình trạng chậm tăng cân và phát triển toàn diện nhất.