Có nên dán răng sứ Veneer không?
Dán răng sứ veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng bị khiếm khuyết hiện đại nhất và ngày càng được ưa chuộng hơn cả bởi quy trình thực hiện nhanh chóng cùng nhiều ưu điểm vượt trội. Bài viết sau đây, Nha khoa Oze sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trước khi quyết định dán răng sứ Veneer.
Răng sứ Veneer là gì?
Răng sứ Veneer là lớp sứ mỏng tương tự như lớp sơn móng tay, có tạo hình và màu sắc giống hệt với răng thật và được dán cố định lên bề mặt bên ngoài của răng bằng một lớp keo dính chuyên dụng. Lớp sứ Veneer có độ dày khoảng 0.3 – 0.6 mm và được thiết kế ôm sát lấy mặt ngoài của thân răng, giúp che đi các khiếm khuyết của răng như răng bị xỉn màu, sứt mẻ, răng thưa… Các thao tác thực hiện khi dán răng sứ Veneer chỉ tác động lên mặt ngoài của răng mà không làm tổn thương đến men răng, trả lại cho bạn một hàm răng trắng sáng tự nhiên nhất.
Dán răng sứ Veneer giúp phục hình răng hiệu quả
Ưu điểm của răng sứ Veneer
Phương pháp dán răng sứ Veneer mang rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp phục hình răng truyền thống như:
- Men răng ít bị bào mòn: trong quá trình tiến hành dán răng sứ Veneer chỉ cần mài rất ít men răng ở phía ngoài để dán lớp sứ đã tạo hình lên bề mặt răng, do đó bảo toàn được răng tự nhiên của bạn một cách tối đa nhất.
- Không làm tổn thương đến nướu, lợi: việc thực hiện dán lớp sứ Veneer chỉ tác động lên mặt ngoài của răng mà không ảnh hưởng nhiều tới chân răng, không tác động đến tủy răng và các mô mềm, giữ nguyên được tình trạng cũng như sức khỏe của răng và các bộ phận bên trong khoang miệng.
Đọc thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau khi làm răng sứ thẩm mỹ
4 Cách làm giảm mỡ đùi Nhanh, hiệu quả nhất tại Nhà
Dán răng sứ Veneer không gây tổn thương đến nướu, lợi
- Giảm tình trạng ê buốt, nhức răng: phương pháp dán răng sứ Veneer không tác động đến tủy răng, do đó bạn gần như sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt răng trong suốt quá trình thực hiện hay sau khi đã hoàn thành điều trị.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng.
Quy trình thực hiện dán răng sứ Veneer
Việc thực hiện dán răng sứ Veneer trải qua các bước sau đây:
- Thăm khám trước điều trị: khi tới phòng khám bạn sẽ được kiểm tra tổng quát toàn bộ khoang miệng, qua đó bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn để tư vấn, đề xuất phương án phù hợp, phát hiện và điều trị dứt điểm các vấn đề về bệnh lý răng miệng nếu có trước khi tiến hành dán răng sứ Veneer.
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: sau khi đã lên phác đồ điều trị cụ thể, việc đầu tiên bác sĩ tiến hành đó là vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn toàn bộ khoang miệng cho bạn, ngăn ngừa sự xâm nhập và tồn tại của vi khuẩn.
- Mài răng và lấy dấu răng: bác sĩ sẽ mài bớt một chút bên ngoài bề mặt men răng để thuận tiện cho việc dán răng sứ. Bạn không cần quá lo ngại men răng bị mài mòn bởi phương pháp này chỉ cần mài khoảng 0.3 – 0.6 mm men răng mà không hề tác động đến tủy răng, không gây bất kỳ đau đớn nào cả. Việc lấy dấu mẫu răng được thực hiện bằng phương pháp scan hiện đại để từ đó tạo hình lớp răng sứ sao cho giống với răng tự nhiên nhất.
Răng sứ Veneer sau khi chế tác giống hệt với răng thật sẽ được gắn cố định lên bề mặt răng
- Dán răng sứ lên răng: lớp răng sứ Veneer sau khi được chế tác có độ giống gần như hoàn toàn với răng thật từ màu sắc cho tới hình dáng. Bác sĩ sẽ sử dụng keo dán chuyên dụng trong nha khoa kết hợp với ánh sáng laser để cố định lớp sứ lên bề mặt răng.
- Tái khám và kiểm tra: sau khi hoàn thành dán răng sứ Veneer, bác sĩ sẽ dặn dò và hẹn lịch tái khám cho bạn. Khi tới khám, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng của răng sứ và điều chỉnh kịp thời những vấn đề xảy ra nếu có.
Những trường hợp nên và không nên dán răng sứ Veneer
Trường hợp nên dán răng sứ Veneer
Phương pháp dán răng sứ Veneer phù hợp nhất với những người đang gặp phải vấn đề như:
- Răng thưa, hở kẽ
- Răng không đều, bị sứt mẻ
- Răng bị xỉn màu, ố vàng
Trường hợp nào không nên dán răng sứ Veneer
Mặc dù dán răng sứ Veneer có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên trong trường hợp sau đây thì bạn không nên lựa chọn phương pháp này:
- Răng mọc lệch nhiều, sai khớp cắn: trong trường hợp này thì niềng răng mới là phương pháp hiệu quả nhất mà bạn nên lựa chọn.
- Viêm nướu, viêm nha chu: bạn không nên tiến hành dán răng sứ hoặc chỉ nên tiến hành sau khi đã điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý của mình.
- Sâu răng, răng đã chữa tủy
Bên cạnh đó bạn cần chú ý thay đổi thói quen xấu như nghiến răng, cắn bút, cắn móng tay để tránh ảnh hưởng làm vỡ, bong tróc miếng dán sứ Veneer.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến phương pháp dán răng sứ Veneer hiện đại. Hi vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về phương pháp phục hình răng miệng thẩm mỹ cũng như quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình.