Trầm cảm sau sinh-dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Được làm mẹ là một cái gì đó vô cùng thiêng liêng, cao cả đối với mỗi người phụ nữ. Nhưng kèm theo thiên chức cao cả ấy là những bệnh lý thường gặp liên quan đến thời kỳ sinh đẻ, điển hình là bệnh trầm cảm sau sinh.
Bệnh trầm cảm sau sinh hay còn có tên gọi khác là trầm cảm hậu sản là một dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới người phụ nữ và một số ít nam giới khi sinh con ra. Vậy dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh do đâu để có biện pháp phòng tránh hợp lý chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết sau:
Dấu hiệu
Sau khi sinh con ra đời, cơ thể người phụ nữ thường có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý do phải trải qua một khoảng thời gian dài 9 tháng 10 ngày khi mang thai.
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh cũng rất dễ nhận biết, thường nếu có những dấu hiệu dưới đây kéo dài trong 2 tuần đầu sau sinh thì có thể bạn đã mắc căn bệnh này:
- Cảm thấy mỏi mệt, buồn chán, không còn hứng chăm con.
- Dễ lo âu, hoảng sợ.
- Có những cảm xúc tiêu cực với con như chán ghét con, không yêu con,…
- Cảm thấy không có giá trị, mang đầy tội lỗi.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
- Thường nghĩ đến cái chết hoặc tự tử.
- Thấy tuyệt vọng, thiếu sự tôn trọng và ăn uống bất thường.
- Có ảo giác, hoang tưởng, bị nặng thì sẽ có ý nghĩ làm hại đứa trẻ
Nguyên nhân
Chưa có nguyên nhân chính thức dẫn tới trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên qua nhiều trường hợp bệnh nhân và nghiên cứu sơ bộ có thể kể tới nguyên nhân chính sau:
- Sau sinh người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố nữ cũng như nồng độn hormon trong máu làm giảm nồng độ estrogen và progesterone dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của các bà mẹ là một phần trong dẫn đến trầm cảm.
- Quá trình mang thai cũng như sau sinh người mẹ có thể đối mặt với nhiều tình trạng tâm lý không tốt, chịu áp lực từ gia đình chuyện sinh con trai hoặc gái, quan hệ vợ chồng bất hòa khiến người phụ nữ buồn bã thời gian dài. Cũng là nguyên nhân dễ khiến các mẹ mắc bệnh.
- Phải thức đêm chăm con, mất ngủ kéo dài người mệt mỏi là tình trạng dễ gặp nhất là ở những bà mẹ lần đầu sinh con khiến họ quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình.
- Những vấn đề về tâm lý sau khi sinh con là sự mất đi một phần trọng lượng, phụ nữ cảm thấy xấu xí, không còn sự hấp dẫn, sợ chồng ngoại tình,… cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây trầm cảm.
>> Xem thêm: Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình cho các cặp đôi
Biện pháp điều trị
Trầm cảm sau sinh do nhiều nguyên nhân tác động vì thế khi điều trị cho bệnh nhân trầm cảm cần kết hợp nhiều biện pháp để có kết quả nhanh nhất.
- Liệu pháp tâm lý là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên trong phương pháp điều trị vì không cần sử dụng đến thuốc. Người thân, chồng bệnh nhân sẽ hỗ trợ các bà mẹ bị bệnh về mặt tâm lý như quan tâm, an ủi nhiều hơn.
- Đối với trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc bản thân và con, luôn ảo tưởng, sợ sệt thì cần sử dụng thuốc trầm cảm. Tuy nhiên, liều dùng sẽ được hạn chế tối đa tránh gây hại cho mẹ và bé vì đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Để phòng tránh trầm cảm sau sinh, các bà bầu ngay từ lúc mang thai hãy tự chăm sóc bản thân chu đáo, luôn tạo cảm giác thoải mái, thư giãn để tốt cho mình và con. Tìm đến những spa bầu để massage thư giãn hay đến buổi tư vấn dành cho mẹ bầu để chia sẻ tâm sự cũng là những giải pháp tốt giúp thoải mái trước khi sinh.
Nói chung, tự cho mình quyền được tự do, thoải mái, thư giãn là liệu pháp tốt nhất để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh – căn bệnh khá phổ biến hiện nay.