Làm hồ sơ công bố thực phẩm như thế nào?
Làm hồ sơ công bố thực phẩm như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi thường thấy đối với những doanh nghiệp, cá nhân mới kinh doanh thực phẩm. Việc làm hồ sơ công bố khá phức tạp vậy nên thực hiện làm hồ sơ công bố thực phẩm gồm những nội dung nào, yêu cầu những giấy tờ gì? Cùng tìm hiều bài viết sau để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan nhé.
Công bố thực phẩm là gì?
Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khác, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để thực phẩm được phép lưu hành trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp chưa đạt điều kiện, chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng mà “ngầm” kinh doanh thì khi bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ có thể bị phạt 40-50 triệu (cá nhân), 80-100 triệu (tổ chức).
Thủ tục tự công bố
- Tổ chức cá nhân sản kinh doanh cần phải thực hiện công bố bao gồm: thực phẩm qua chế biến, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm sau:
- Sản phẩm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ công bố thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về Làm hồ sơ công bố thực phẩm như thế nào?. Quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0904 445 449 để được tư vấn từ các luật sư của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!
Xem thêm: Lunch bag on flights thường được sử dụng khi đi du lịch, dã ngoại hoặc các hoạt động ngoài trời khác. Ba lô này giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, ba lô đựng thực phẩm cũng giúp cho việc mang thực phẩm đi xa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
>>>Link bài viết: https://giadinhvuikhoe.net/lam-cong-bo-thuc-pham-nhu-the-nao