Những điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một bệnh thường gặp ở trẻ và gặp thường xuyên vào mùa lạnh. Sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu hơn người lớn, chính vì thế trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Thời gian chuyển mùa là thời kỳ trẻ dễ mắc bệnh nhất, và đặc biệt là bệnh cảm cúm. Cảm cúm tuy là bệnh không nặng nhưng lại khiến cho trẻ khó chịu, biếng ăn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe khác.
Trẻ bị dị ứng thời tiết do đâu và biểu hiện như thế nào?
Dị ứng được hiểu là một phản ứng của cơ thể khi gặp phải những tác động từ bên ngoài môi trường. Dị ứng thời tiết là những phản ứng của cơ thể con người khi thời tiết thay đổi. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có phản ứng cảm lạnh, mẩn đỏ, ho, sốt,…. Đây chính là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng lại những thay đổi thời tiết bên ngoài.
Những biểu hiện trên cơ thể khi thời tiết thay đổi thời tiết:
-Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện như hắt hơi nhiều lần. Đây chính là biểu hiện ban đầu của cơ thể trẻ phản ứng lại với môi trường bên ngoài. Khi thấy trẻ bị ho, hoặc trẻ nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần theo dõi kỹ dấu hiệu này để biết rõ được tình hình hiện tại của trẻ.
– Trẻ bị phát ban trên cơ thể, dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của việc dị ứng thời tiết gây nên. Nếu bé bị phát ban 1-2 ngày mà không có dấu hiệu giảm đi thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ để được cữu chữa kịp thời.
– Trẻ bị sổ mũi: khi bị dị ứng thời tiết trẻ thường bị sổ mũi, nước mũi chảy ra liên tục. Một số trẻ chỉ bị sổ mũi nhẹ thì không sao nhưng trong trường hợp sổ mũi liên tục thì có thể tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Trẻ bị sốt và bị ốm: Dị ứng thời tiết cũng có thể khiến cho trẻ bị ốm và sốt nhẹ. Các vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào trong cơ thể trẻ khiến cho tình trạng sốt ngày càng nghiêm trọng hơn. Cha mẹ cần mặc ấm cho con và đưa con đến khám bác sỹ để biết rõ hơn về tình hình.
Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một bệnh lý do thay đổi thời tiết nên không có cách chữa trị triệt để. Cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
– Đối với da bị lên mẩn ngứa thì cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho con. Hạn chế để tay con tiếp xúc với những vết ngứa bằng bằng cách đeo bao tay cho trẻ. Mẹ không nên dùng thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Để hạn chế việc ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, mẹ cần tắm cho bé với nước ấm rồi lau khô ngay cho bé.
– Đối với việc bị cảm cúm và sốt thì mẹ có thể sử dụng thuốc theo chỉ thị của bác sỹ. Trườm ấm cho trẻ hạ sốt, giữ ấm cơ thể trẻ thường xuyên.
– Tăng cường nước cho trẻ vì uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
– Có chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ mọi nơi mọi lúc. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn thiếu dưỡng chất và nhiều chất béo.
Để đảm bảo cho trẻ không bị bệnh do dị ứng thời tiết, cha mẹ cần tập cho bé thói quen ăn uống đầy đủ, tập luyện đúng mực để có sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiếm thức về chăm sóc con trong những ngày giao mùa.