Sức khỏe

Nhận diện bệnh mạch vành mạn tính để có phương án điều trị sớm

Bệnh mạch vành mạn tính là một bệnh lý nguy hiểm, gây nên rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh. Đặc biệt nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây nên rất nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng Cardiac Home nhận diện bệnh lý này từ sớm thông qua bài viết chia sẻ sau đây.

Những triệu chứng của bệnh mạch vành mạn tính

Triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn tính chính là đau thắt ngực. Hiện tượng này xảy ra khi máu không được cung cấp đủ để nuôi tim, lượng oxy ở cơ tim bị giảm. Thông thường những cơn đau thắt này sẽ nằm ở vị trí sau xương ứng, tạo thành một vùng chứ không tập trung tại một điểm. Chúng tạo cảm giác đau thắt lại, ngực như bị đèn nặng, xoắn lại,… 

Cơn đau có xu hướng sẽ lan ra các vùng khác trên cơ thể người bệnh như là vai trái, lan xuống tay và các ngón tay, lan ra sau lưng, lên cổ,… Thường thấy nhất trong những lúc bệnh nhân đang hoạt động gắng sức, có cảm xúc mạnh mẽ, ăn quá nhiều, gặp thời tiết lạnh hay mỗi khi nằm xuống. Những cơn đau sẽ kéo dài từ 3 – 5 phút hoặc có thể dài hơn nhưng sẽ không quá 20 phút. 

Ở một số bệnh nhân thì sẽ có biểu hiện khó thở hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào đến khi tình trạng bệnh nặng hơn.

Chẩn đoán mắc bệnh mạch vành mạn tính

Sau khi nhận diện các triệu chứng, dấu hiệu trên bạn có thể tiến hành đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ chẩn đoán bệnh tốt nhất. Để chẩn đoán bệnh mạch vành mạn tính có thể sử dụng đến nhiều phương pháp như: Xét nghiệm sinh hóa, siêu âm tim, đo điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, chụp cộng hưởng tim, chụp phóng xạ tưới máu cơ tim, thông tim chụp mạch vành,…

Các cách điều trị bệnh mạch vành mạn tính

Các cách điều trị bệnh mạch vành mạn tính như thế nào cũng được rất nhiều bệnh nhân, người nhà quan tâm. Cụ thể các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Nếu như tình trạng bệnh nhẹ, được phát hiện từ sớm thì có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ thông qua thay đổi lối sống. Còn ở các trường hợp nặng hơn sẽ cần điều trị bằng thuốc hoặc làm phẫu thuật tái thông động mạch vành.

Thay đổi thói quen sống

  • Bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, uống rượu, bia hay dùng các chất kích thích

  • Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả và hạn chế các đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay các đồ ngọt

  • Kiểm soát tốt cân nặng

  • Điều trị các chứng rối loạn tâm lý nếu có

  • Kiểm tra huyết áp và khám sức khỏe thường xuyên

Dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành

Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành theo chỉ định của các bác sĩ. Các nhóm thuốc điều trị như là thuốc điều trị đau thắt ngực, thuốc phòng ngừa biến cố tim mạch,…

Tái thông động mạch vành bằng phẫu thuật

Để giảm bớt triệu chứng của bệnh mạch vành, giúp tình trạng tiến triển của bệnh được ngừng lại, phòng ngừa tốt các biến cố tắc mạch do xơ vữa thì phẫu thuật tái thông động mạch vành là giải pháp cực kỳ hiệu quả. Có 2 phương pháp tái thông động mạch vành là bắc cầu nối chủ vành hay stent. 

Trên đây là chia sẻ về cách nhận diện bệnh mạch vành mạn tính và một số thông tin liên quan. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mình cùng những người thân yêu thì kiểm tra, nhận biết sớm tình trạng bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. Để được kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà bằng các thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch đến từ những cơ sở chuyên khoa tim hàng đầu Việt Nam thì đừng ngần ngại liên hệ đến Cardiac Home để được tư vấn, đặt lịch ngay!

Bạn có thể tham khảo: 

– Nguyên nhân gây suy thận

– Chăm sóc đúng cách cho bà bầu trong thời kì mang thai

Những bài viết liên quan

Back to top button