Sức khỏe

Bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc: Mẹ cần làm gì?

Ngủ không sâu giấc, hay giật mình khi ngủ là vấn đề xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến nhiều bà mẹ lo lắng cho con đến mất ăn mất ngủ. Để dứt điểm tình trạng này, mẹ cần xác định nguyên nhân khiến bé ngủ hay giật mình thì mới có cách xử lý phù hợp và hiệu quả.

Vì sao bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc?

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé ngủ hay giật mình là sự phản ứng với các tác động từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, hầu hết những tác nhân này lại là do sự vô ý hay chủ quan từ bố mẹ. Do đó, mẹ hãy kiểm tra những nguyên nhân dưới đây vì rất có thể bé của mẹ đang gặp phải một trong số các vấn đề này:

  • Do không gian ngủ không phù hợp: Một chỗ ngủ không thoải mái có thể bởi các yếu tố như: ánh sáng mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao,… hoặc do đột nhiên bố mẹ thay đổi chỗ ngủ từ giường sang nôi, từ phòng này sang phòng khác cũng sẽ khiến bé cảm thấy lạ lẫm, bất an và hay giật mình.
  • Do trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này diễn ra khi bé ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc do mẹ ăn thức ăn khó tiêu, không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh khiến sữa mẹ mà bé bú cũng bị ảnh hưởng. Nếu trẻ đang ngủ bị nôn trớ mà bố mẹ không phát hiện ra thì sẽ rất nguy hiểm.
  • Do gặp ác mộng hoặc bị kích thích thần kinh: Có thể vì lúc trẻ thức bố mẹ thường dọa nếu trẻ không ngoan, không chịu đi ngủ thì sẽ gọi con ma, ông kẹ đến bắt trẻ đi. Những lời dọa nạt vô tình này sẽ dễ gây ra ám ảnh cho trẻ và đi vào giấc mơ khiến bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc.
  • Do thiếu canxi: Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi thường là do trong quá trình mang thai mẹ không bổ sung đủ canxi. Ngoài biểu hiện giật mình khi ngủ, ngủ không sâu, trẻ còn đi kèm một số dấu hiệu khác như: chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc nhiều về đêm, chậm tăng cân,… Tất cả những điều này đều khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi.
  • Do trẻ bị bệnh/ ốm: viêm họng, cảm cúm, viêm tai giữa, đau bụng, bị giun quấy, côn trùng đốt,… trẻ không chỉ giật mình mà còn khóc thét khiến bố mẹ khá sốt ruột.
  • Vấn đề bất thường của não bộ: Nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng mẹ cũng nên cảnh giác và không nên chủ quan.

Mẹ cần làm gì khi bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc?

Với tình trạng bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc ở mức độ nhẹ thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đó là vấn đề sinh lý bình thường. Nếu bé ăn ngủ tốt, tăng cân bình thường thì cũng không có gì đáng lo ngại, sau 3 tháng đầu tình trạng này sẽ hết. Tuy nhiên nếu bé giật mình thường xuyên lại đi kèm với quấy khóc, gắt ngủ hay ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của bé thì mẹ cần chú ý hơn và thực hiện một số cách sau:

  • Tạo điều kiện phòng ngủ thông thoáng, thoải mái: không gian yên tĩnh hạn chế tiếng ồn, ánh sáng nhẹ dịu, nhiệt độ vừa phải (27-30 độ C), độ ẩm vừa đủ.
  • Tắm nắng thường xuyên kết hợp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thụ được vitamin D từ ánh sáng mặt trời; bổ sung đủ dưỡng chất qua thực đơn hàng ngày sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu vi chất. Nếu cần thiết, mẹ có thể bổ sung vi chất cho trẻ qua đường uống nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ bú đủ no trước khi đi ngủ nhưng cũng không nên để trẻ bú quá no để tránh bị trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Kiểm tra tã của trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ luôn cảm thấy khô thoáng và thoải mái.
  • Bổ sung thêm sữa SOKI TIUM cho giấc ngủ của bé mỗi ngày

Hi vọng với những lời giải đáp trên sẽ giúp mẹ tránh được những sai lầm khiến bé ngủ hay giật mình, không sâu giấc, cũng như tìm ra giải pháp đúng đắn giúp trẻ có được những đêm dài ngon giấc. Nếu có vấn đề cần tư vấn về giấc ngủ của bé, mẹ có thể đưa con đến gặp dược sỹ để được hỗ trợ kịp thời

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tìm người giúp việc nhà theo giờ tại TPHCM thì nên liên hệ nơi nào?

>>> Hướng dẫn cách làm mì rau củ xào chay cho ngày tuần thanh tịnh

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button