Nguyên nhân gây suy thận
Bệnh thận thường không gây ra nhiều triệu chứng đặc hiệu cho đến khi tiến triển vì vậy những người có nguy cơ mắc bệnh thận cần khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Bên cạnh đó những người cảm thấy khỏe mạnh cũng nên khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp phòng tránh hoặc chữa trị. Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây suy thận để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Trước khi tìm hiểu về các nguyên nhân chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của thận và bệnh suy thận là gì
Thận có hình dạng giống như hạt đậu nằm đối xứng hai bên cột sống thắt lưng ngang đốt sống ngực từ T1 đến đốt sống thắt lưng T3. Người bình thường có hai quả thận và thận phải thường cao hơn thận trái. Vị trí của thận ở mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính.Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người với 4 chức năng chính là: ổn định dịch trong cơ thể; cân bằng các khoáng chất để cơ thể hoạt động bình thường; loại bỏ các giáng hóa của protein và giải phóng các hormone thiết yếu vào máu.
Suy thận là trạng thái suy giảm các chức năng của thận mà nghiêm trọng nhất là chức năng bài tiết chất thải của thận. Hiện nay y khoa thường dùng thuật ngữ chính xác hơn về suy thận bằng cách phân chia các tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm: tổn thương thận cấp, suy thận cấp, bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối. Suy thận gây tác hại đến hầu hết các bộ phận của cơ thể và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh suy thận cấp nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi bằng việc tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng. Ngược lại bệnh suy thận mạn không thể chữa dứt điểm mà chỉ có thể tác động làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Xem thêm:
4 mẹo giúp bạn ngủ ngay sau 2 phút
Đánh răng bị chảy máu lợi có sao không?
Nguyên nhân gây suy thận
Suy thận có hai dạng chính là suy thận cấp và suy thận mạn với nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Trước hết, nguyên nhân gây suy thận cấp được chia làm ba nguyên nhân chính: thiếu lưu lượng máu đến thận, những bệnh lý tại thận gây ra và tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận. Cụ thể như lưu lượng máu đến thận giảm do chấn thương hoặc mất nước, làm rối loạn quá trình tuần hoàn máu; các bệnh lý tại thận như phì đại tuyến tiền liệt hoặc do tác dụng của một số loại thuốc và chất độc hay biến chứng của thai kỳ.
Nguyên nhân chính gây nên suy thận mạn tính là do bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường khiến nồng độ đường trong máu cao, gây ra tổn thương mạch máu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng dẫn chất độc và dịch thừa tới thận từ đó gây ra suy thận mạn. Tăng huyết áp giống như bệnh tiểu đường đều gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong đó có mạch máu đến thận gây ra suy thận mạn.
Bên cạnh hai nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn này còn có một số nguyên nhân khác nhưdo suy giảm hệ miễn dịch tại các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C, bệnh HIV/AIDS,…; do bệnh thận đa năng; do bẩm sinh bắt nguồn từ tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc các dị dạng liên quan, do các chất độc hại có trong thuốc; do viêm liên cầu khuẩn dẫn đến viêm cuộn quản cấu trong thận; do nhiễm trùng đường tiết niệu gây tổn thương thận.
Bệnh suy thận mạn có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu hoặc thông qua một số triệu chứng không đặc trưng như: mệt mỏi, buồn nôn, ăn không ngon, khó tập trung,… nếu thấy một trong những tình trạng trên kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Có thể thấy những nguyên nhân gây ra suy thận đa số bắt nguồn từ trong chính cơ thể con người vì vậy chúng ta có thể phòng tránh được căn bệnh này bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và sử dụng thêm một số loại thảo dược như nhung hươu để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe gia đình, đừng quên đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế.